Ngày 06 tháng 07 năm 2018 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về ban hành hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam có hiệu lực thi hành từ ngày 20/08/2018.
Tham khảo==> Thành lập doanh nghiệp tại Thanh Hóa
Theo đó, Danh mục Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam gồm 05 cấp sau:
– Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
– Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp 1 tương ứng;
– Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp 2 tương ứng;
– Ngành cấp 4 gồm 486 ngành (tăng 49 ngành); mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng;
– Ngành cấp 5 gồm 734 ngành (tăng 92 ngành); mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành cấp 4 tương ứng.
Nội dung hệ thống ngành nghề kinh tế
Nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam giải thích rõ những hoạt động kinh tế gồm các yếu tố được xếp vào từng bộ phận, trong đó:
– Bao gồm: Những hoạt động kinh tế được xác định trong ngành kinh tế;
– Loại trừ: Những hoạt động kinh tế không được xác định trong ngành kinh tế nhưng thuộc các ngành kinh tế khác.
Quyết định 10/2007/QĐ-TTg hết hiệu lực từ ngày Quyết định 27/2018/QĐ-TTg có hiệu lực.
Lưu ý khi ghi mã ngành trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Khi đăng ký mã ngành, chỉ được ghi mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam. Một số ngành nghề cấp 5 chỉ được để chi tiết.
Nếu Doanh nghiệp có thắc mắc về mã ngành kinh tế Việt Nam, vui lòng liên hệ tới công ty Tư vấn Blue để được giải đáp.
Tư vấn Blue– Công ty tư vấn Luật uy tín tại Cần Thơ.