Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Cần Thơ  - Thành lập công ty tại Cần Thơ giá rẻ  - Thành lập công ty tại Cần Thơ  - Thành lập doanh nghiệp tại Ninh Kiều  - Tư vấn thành lập công ty ở Ninh Kiều Cần Thơ

Thủ tục bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ in ấn hoặc các dịch vụ xử lý vật liệu khác tại Cần Thơ

Ở Cần Thơ đã xuất hiện nhiều công ty kinh doanh dịch vụ in ấn hoặc các dịch vụ xử lý vật liệu khác tuy nhiên các công ty hoặc cá nhân này thường không dành sự quan tâm cho bảo hộ nhãn hiệu cho dịch vụ của họ. Công ty tư vấn doanh nghiệp Blue xin giới thiệu bài viết sau để bạn đọc tham khảo và đánh giá đúng tầm quan trong của việc bảo hộ nhãn hiệu.

Hình minh họa

Hình minh họa

1. Nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ in ấn, dịch vụ xử lý vật liệu là gì?
Các nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ in ấn hoặc dịch vụ xử lý vật liệu khác là các dấu hiệu độc nhất được thể hiện dưới dạng ký tự, từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp của các yếu tố này và được sử dụng để phân biệt dịch vụ in ấn hoặc dịch vụ vật liệu khác do một công ty cung cấp với dịch vụ của các công ty khác trên thị trường. Những dấu hiệu này có thể được thiết kế và thể hiện dưới một hoặc nhiều màu sắc.

Các dịch vụ in ấn và dịch vụ xử lý vật liệu khác sẽ được phân loại vào Nhóm 40 của Bảng Phân loại Nice, Nhóm này chủ yếu bao gồm các dịch vụ không thuộc trong các Nhóm khác, được thực hiện bằng việc xử lý, biến đổi hoặc sản xuất về cơ học hoặc hoá học các chất vô cơ hay hữu cơ hoặc các vật thể, bao gồm các dịch vụ sản xuất tùy chỉnh. Vì mục đích phân loại, việc sản xuất hoặc chế tạo hàng hóa chỉ được coi là dịch vụ trong những trường hợp mà hàng hóa được thực hiện vì lợi ích của một người khác theo đơn đặt hàng hoặc đặc điểm kỹ thuật của họ. Nếu việc sản xuất hoặc chế tạo không được thực hiện để hoàn thành một đơn đặt hàng đối với hàng hóa đáp ứng nhu cầu, yêu cầu hoặc mô tả cụ thể của khách hàng, thì nó nói chung là phụ trợ cho hoạt động thương mại chính của nhà sản xuất hoặc hàng hoá trong thương mại. Nếu chất liệu hoặc vật thể được đem bán cho bên thứ ba bởi người đã xử lý, biến đổi hoặc sản xuất nó, thì điều này sẽ không được coi là dịch vụ. Nhóm 40 đặc biệt bao gồm:

– Các dịch vụ liên quan đến biến đổi một số vật thể hoặc chất và bất kỳ công nghệ xử lý nào liên quan đến thay đổi đặc tính cơ bản của chúng (ví dụ: nhuộm quần áo);

– Các dịch vụ về xử lý vật liệu trong quy trình sản xuất chất hoặc vật thể bất kỳ nhưng không phải là công trình xây dựng, ví dụ, các dịch vụ liên quan đến cắt, tạo hình, đánh bóng bằng cách mài mòn hoặc bọc kim loại;

– Sản xuất tùy chỉnh các hàng hóa theo đơn đặt hàng hoặc theo yêu cầu cụ thể của người khác (lưu ý rằng các cơ sở nhất định yêu cầu các hàng hoá sản xuất được chỉ định), ví dụ, sản xuất tùy chỉnh xe ô tô.

Nhóm này không bao gồm các dịch vụ sửa chữa.

 

2. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền dịch vụ in ấn, dịch vụ xử lý vật liệu như thế nào?
Theo các quy định của luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, để đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho các dịch vụ in ấn hoặc dịch vụ xử lý vật liệu khác, người nộp đơn cần chuẩn bị hồ sơ với các giấy tờ như sau:

– 02 bản Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu quy định của pháp luật;

– 05 mẫu nhãn hiệu (kích thước 80mm x 80 mm);

– Danh sách hàng hóa/dịch vụ sử dụng nhãn hiệu;

– Giấy ủy quyền (trong trường hợp đăng ký thông qua đại diện);

– Chứng từ thanh toán phí đăng ký (trong trường hợp thanh toán phí và lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc thanh toán trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ);

3. Quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền dịch vụ in ấn, dịch vụ xử lý vật liệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho dịch vụ in hoặc các dịch vụ xử lý vật liệu khác thường được xử lý thông qua các quy trình sau:

Giai đoạn 1: Tra cứu nhãn hiệu
Có hai cách để tra cứu nhãn hiệu:

– Tra cứu sơ bộ: Việc tra cứu sơ bộ nhãn hiệu được tiến hành dựa trên cơ sở dữ liệu được công bố bởi Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (Cục SHTT) và Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO). Thời gian xử lý thương nhanh chóng (từ 1 ngày đến 3 ngày) nhưng kết quả đôi khi có thể không đầy đủ và chính xác.

– Tra cứu chuyên sâu: Việc tra cứu chuyên sâu được thực hiện bởi các chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời gian tra cứu có thể mất từ 3 ngày đến 7 ngày nhưng kết quả thường chính xác và đầy đủ hơn (khoảng 90%) so với cách tra cứu đầu tiên.

Giai đoạn 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thường được nộp cho văn phòng của Cục SHTT tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện của Cục SHTT tại Đà Nẵng hoặc thành phố Hồ Chí Minh. Nếu người nộp đơn không thể nộp trực tiếp đơn đăng ký tại các văn phòng trên, đơn đăng ký vẫn có thể được nộp gián tiếp qua bưu điện hoặc chuyển phát nhanh.

Giai đoạn 3: Thẩm định hình thức đơn
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ chính thức xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu sau khi nhận đơn đăng để đánh giá xem đơn đăng ký có hợp lệ hay không, từ đó đưa ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ nếu đơn đăng ký đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Quá trình thẩm định này mất từ 01 đến 02 tháng kể từ ngày nộp.

Giai đoạn 4: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Trong vòng 2 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp, thông tin được công bố bao gồm mẫu nhãn hiệu, danh sách hàng hóa/dịch vụ kèm theo nhãn hiệu và thông tin của người nộp đơn và tổ chức đại diện (nếu có).

Giai đoạn 5: Thẩm định nội dung đơn
Sau khi công bố đơn đăng ký nhãn hiệu, Cục SHTT sẽ xem xét nội dung của đơn đăng ký để đánh giá khả năng nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ theo các điều kiện bảo hộ và phạm vi bảo hộ. Bước thẩm định cuối cùng này mất từ 09 tháng đến 12 tháng kể từ ngày công bố.

Giai đoạn 6: Cấp giấy chứng nhận
Nếu đơn đăng ký đáp ứng tất cả các yêu cầu theo quy định của pháp luật và người nộp đơn đã trả lệ phí phát hành đầy đủ và đúng cách, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu tương ứng và ghi vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp.

Mọi thắc mắc quý khách vui lòng liên hệ Công ty tư vấn doanh nghiệp Blue để được tư vẫn miễn phí.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon