Mã số mã vạch là một trong những công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động dựa trên nguyên tắc: đặt cho đối tượng cần quản lý một dãy số hoặc dãy chữ và số sau đó thể hiện dưới dạng mã vạch để máy quét có thể đọc được.
Thành phần của mã số mã vạch
Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần:
– Mã số của hàng hoá
– Mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.
Mã số của hàng hoá là một dãy con số dùng để phân định hàng hoá, áp dụng trong quá trình luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phân phối, bán lẻ tới người tiêu dùng.
Đặc điểm của mã số mã vạch
Mã số mã vạch có đặc điểm sau:
– Nó là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá. Mỗi loại hàng hoá được nhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá.
– Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá, không liên quan đến đặc điểm của hàng hoá. Nó không phải là số phân loại hay chất lượng của hàng hoá, trên mã số cũng không có giá cả của hàng hoá.
Cấu tạo của mã số mã vạch
Trên thế giới hiện nay áp dụng 2 loại mã số mã vạch: UPC và EAN. Mã EAN là mã số mã vạch được sử dụng rộng rãi hầu hết các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sử dụng 13 con số (EAN-13) và loại kia sử dụng 8 con số (EAN-8)
- Mã EAN-13
- Mã EAN-8
Mã EAN- 8 chỉ sử dụng trên những sản phẩm có kích thước nhỏ, không đủ chỗ ghi mã EAN-13 (ví dụ như thỏi son, chiếc bút bi). Các doanh nghiệp muốn sử dụng mã số EAN-8 trên sản phẩm của mình cần làm đơn xin mã tại Tổ chức mã số quốc gia (EAN-VN). Tổ chức mã số quốc gia sẽ cấp trực tiếp và quản lý mã số mặt hàng (gồm 4 con số) cụ thể cho doanh nghiệp.
Thủ tục đăng ký mã số mã vạch
Hồ sơ đăng ký:
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập
- Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN
- Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam
- Bản đăng ký sử dụng MSMV
Thủ tục nộp hồ sơ