Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần tiếp tục hoàn thiện những thủ tục gì? Đó là những băn khoăn thường gặp của các Doanh nghiệp mới thành lập. Dưới đây Tư vấn BLue sẽ tư vấn cụ thể cho quý khách hàng những thủ tục Doanh nghiệp phải làm sau khi thành lập.
1. Tiến hành khắc dấu pháp nhân và thông báo sử dụng mẫu dấu
Theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 thì doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng, nội dung con dấu của Doanh nghiệp. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
2. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải thông báo công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, phải trả phí.
Thời hạn thông báo công khai là 30 ngày, kể từ ngày được công khai.
Nội dung công bố bao gồm:
- Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần
3. Khai thuế môn bài
- Nộp hồ sơ khai thuế môn bài, cụ thể là Tờ khai thuế môn bài lên cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp;
- Mở tài khoản ngân hàng, cài chữ ký số và liên kết nộp thuế điện tử để nộp thuế môn bài.
Thời hạn khai thuế môn bài là 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thời hạn nộp thuế môn bài chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày có mã số thuế. Mức thuế môn bài được quy định như sau:
Mức vốn điều lệ | Thuế môn bài phải nộp |
Trên 10 tỷ đồng | 3 triệu đồng/ năm |
Dưới 10 tỷ đồng | 2 triệu đồng/ năm |
4. Về hóa đơn, chứng từ
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hóa đơn thì tiến hành đặt in hoặc đặt mua hóa đơn ở cơ quan thuế.
Văn bản áp dụng:
- Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP;
- Nghị định số 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ:
- Đối với các doanh nghiệp thuộc diện tự in hóa đơn thì thì tiến hành in hóa đơn. Nếu không tự in thì đặt in theo hướng dẫn để sử dụng cho việc bán hàng và cung ứng dịch vụ.
- Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ, có vốn dưới 15 tỷ đồng là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ thực hiện mua sắm tài sản cố định, máy móc thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên nếu đáp ứng các điều kiện thì được phép đặt in hóa đơn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thủ tục thực hiện:
- Gửi đơn đề nghị sử dụng hóa đơn tự in, đặt in tới cơ quan thuế
- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp có ý kiến về việc chấp thuận hóa đơn đặt in.
- Trước khi sử dụng hóa đơn Công ty phải lập và gửi Thông báo phát hành hoá đơn (mẫu số 3.5 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC), gửi kèm hoá đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:
- Doanh nghiệp áp dụng phương pháp nộp thuế trực tiếp trên doanh thu thì được mua hóa đơn bán hàng của cơ quan thuế để sử dụng .
5. Dịch vụ sau thành lập thành lập doanh nghiệp tại Tư vấn Blue
Tư vấn Blue là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp. Đến với Blue, khách hàng sẽ được:
- Sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp với chi phí rẻ nhất và thời gian nhanh nhất;
- Tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý liên quan đến đăng ký doanh nghiệp;
- Khắc dấu và thông báo mẫu dấu miễn phí nếu sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Blue;
- Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp cho khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp;
- Hướng dẫn mở tài khoản công ty, cài chữ ký số , nộp thuế môn bài cho khách hàng;
- Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp;
- Miễn phí kê khai thuế quý đầu tiên cho doanh nghiệp
- Đại diện doanh nghiệp thực hiện các thủ tục với cơ quan nhà nước
Nếu có thắc mắc, khách hàng vui lòng liên hệ tới Tư vấn BLue để được hỗ trợ. Trân trọng./.