Văn phòng tư vấn doanh nghiệp uy tín tại Cần Thơ  - Thành lập công ty tại Cần Thơ giá rẻ  - Thành lập công ty tại Cần Thơ  - Thành lập doanh nghiệp tại Ninh Kiều  - Tư vấn thành lập công ty ở Ninh Kiều Cần Thơ

Sử dụng chữ ký số, một số đặc điểm quan trọng mà người sử dụng nên biết

Quý vị đang có nhu cầu sử dụng chữ ký số và có thắc mắc nhiều thông tin liên quan đến thiết bị này? Có quá nhiều định nghĩa về chữ ký số và công dụng của nó? Nắm bắt được những băn khoăn đó, Công ty tư vấn Blue Cần Thơ đã tổng hợp một số thông tin về cách sử dụng chữ ký số, một số đặc điểm quan trọng mà người sử dụng nên biết ở nội dung dưới đây.

chu ky14

Hình minh họa

Khái niệm chữ ký số:

Chữ ký số còn được gọi là chứng thư số là một con dấu để xác nhận văn bản này là của của Doanh nghiệp sử dụng để ký vào những báo cáo, văn bản mà Doanh nghiệp giao dịch đặc biệt là với Cơ quan thuế, Hải Quan và Bảo Hiểm.Chữ ký số không cần phải sử dụng giấy và mực, nó gắn xác định đặc điểm của các bên ký một cam kết nhất định. Chữ ký số là một dạng của chữ ký điện tử.

Hiện nay ở Việt Nam có 09 nhà cung cấp chữ ký số Viettel, Fpt, Bkav, Ck, Vina, Newtel, Nacencomm và Safe. Các nhà cung cấp này được cấp phép cung cấp dịch vụ này và hỗ trợ kê khai thuế là đại lý cấp I, phân phối cho các nhà cung cấp này. Doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số để kê khai thuế qua mạng, kê khai hải quan điện tử và gần đây chữ ký số còn được sử dụng để giao dịch trong lĩnh vực Bảo hiểm.

Chữ ký số có hình dạng như một chiếc USB được gọi là USB Token. Chứ ký số được bảo mật bằng mật khẩu được gọi là mã PIN.

Các thông tin thể hiện trong chữ ký số:

Thông thường, các thông tin thể hiện trong chữ ký số, gồm: (i) Tên của Doanh nghiệp bao gồm: Mã số thuế, Tên công ty….; (ii) Số hiệu của chứng thư số (số seri); (iii) Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số; (iv) Tên của tổ chức chứng thực chữ ký số (Ví du: VNPT-CA); (v) Chữ ký số của tổ chức chứng thực chữ ký số; (v) Các thư hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng số; (vi) Các hạn chế về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; (vii) Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông Tin Truyền Thông.

Chứng thư số là cặp khóa đã được mã hóa dữ liệu gồm thông tin công ty & mã số thuế của DN, dùng để ký thay cho chữ ký thông thường, được ký trên các loại văn bản và tài liệu số như : word, excel, pdf,… những tài liệu này dùng để nộp thuế qua mạng, khai hải quan điện tử và thực hiện các giao dịch điện tử khác.

Những ưu điểm của Chữ ký số:

Khả năng xác định nguồn gốc: Các hệ thống mật mã hóa khóa công khai cho phép mật mã hóa văn bản với khóa bí mật mà chỉ có người chủ của khóa biết. Để sử dụng Chữ ký số thì văn bản cần phải được mã hóa hàm băm (thường có độ dài cố định và ngắn hơn văn bản). Sau đó dùng khoá bí mật của người chủ khóa để mã hóa, khi đó ta được Chữ ký số. Khi cần kiểm tra, bên nhận giải mã với khóa công khai để lấy lại hàm băm và kiểm tra với hàm băm của văn bản nhận được. Nếu hai giá trị này khớp nhau thì bên nhận có thể tin tưởng rằng văn bản đó xuất phát từ người sở hữu khóa bí mật.

Tính không thể phủ nhận: Trong giao dịch, một bên có thể từ chối nhận một văn bản nào đó là do mình gửi. Để ngăn ngừa khả năng này, bên nhận có thể yêu cầu bên gửi phải gửi kèm chữ ký số với văn bản. Khi có tranh chấp, bên nhận sẽ dùng chữ ký này như một chứng cứ để bên thứ ba giải quyết.

Tính toàn vẹn: Cả hai bên tham gia vào quá trình thông tin đều có thể tin tưởng là văn bản không bị sửa đổi trong khi truyền vì nếu văn bản bị thay đổi thì hàm băm cũng sẽ thay đổi và lập tức bị phát hiện. Quy trình mã hóa sẽ ẩn nội dung đối với bên thứ ba.

Tính bảo mật của Chữ ký số: Về kỹ thuật công nghệ của chữ ký số là dựa trên hạ tầng mã hóa công khai (PKI), trong đó phần quan trọng nhất là thuật toán mã hóa công khai RSA. Công nghệ này đảm bảo chữ ký số khi được một người dùng nào đó tạo ra là duy nhất, không thể giả mạo được và chỉ có người sở hữu khóa bí mật mới có thể tạo ra được chữ ký số đó (đã được chứng minh về mặt kỹ thuật mã hóa).

Quy định của pháp luật về chữ ký số:

Trước đây, Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy định sử dụng chữ ký số: Cơ quan tài chính và tổ chức, cá nhân có tham gia giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính với cơ quan tài chính phải sử dụng chữ ký số; giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan tài chính phải sử dụng chữ ký số và chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp; Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể danh mục các giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính bắt buộc phải sử dụng chữ ký số.

Tuy nhiên, Quy định sử dụng về chữ ký số nêu trên đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 156/2016/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 10/01/2017). Cụ thể, các loại chứng thư số được sử dụng để ký số trong hoạt động tài chính giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan tài chính: (i) Chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; (ii) chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị; (iii) chứng thư số nước ngoài được công nhận; chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam; (iv) chứng thư số nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế.

Điều kiện, phạm vi và đối tượng sử dụng đối với từng loại chứng thư số trong hoạt động tài chính phải tuân theo quy định của pháp luật về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Cơ quan tài chính tham gia giao dịch điện tử có ràng buộc bởi điều ước quốc tế về chữ ký số mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì phải thực hiện theo điều ước quốc tế đó.

Bộ Tài chính quy định cụ thể các giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính bắt buộc phải sử dụng chữ ký số.

Các tin cùng chuyên mục

Bình Luận

zalo-icon
phone-icon