Luật Doanh nghiệp ban hàng năm 2014 có hiệu lực từ ngày 1/7/2015 trên cơ sở kế thừa và phát huy những tác động tốt và khắc phục những hạn chế bất cập hiện hành của Luật doanh nghiệp năm 2005. Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có nhiều quy định nổi bật liên quan đến lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp. Sau đây công ty Tư vấn BLue sẽ giới thiệu các điểm mới về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định mới nhất của Luật doanh nghiệp năm 2014.
Thứ nhất, về hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Khi nhà đầu tư muốn tiến hành đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước, trước hết phải chuẩn bị hồ sơ hợp lệ để nộp tới phòng đăng ký kinh doanh. Tùy loại hình doanh nghiệp thì Luật doanh nghiệp quy định thành phần hồ sơ ở các điều luật khác nhau trong Luật doanh nghiệp. Tuy nhiên nhìn chung hồ sơ thành lập doanh nghiệp thường gồm các thành phần sau:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Danh sách thành viên (đối với công ty hợp danh và công ty TNHH từ hai thành viên trở lên )danh sách cổ đông
- Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ Doanh nghiệp
- Chứng minh thư của người đại diện theo pháp luật công ty
Theo quy định trước đây tại Luật Doanh nghiệp năm 2005, đối với doanh nghiệp khi kinh doanh các ngành, nghề mà luật, pháp lệnh hoặc nghị định đòi hỏi phải có vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề, thì doanh nghiệp đó chỉ được đăng ký kinh doanh khi có đủ vốn hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp về bản chất là việc ghi nhận sự ra đời, công nhận về mặt pháp lý sự xuất hiện của doanh nghiệp trên thị trường. Điều này cũng tương tự như việc cấp giấy khai sinh cho một đứa trẻ hoặc cấp chứng minh thư nhân dân cho công dân. Các yêu cầu về vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề chỉ nên được coi là điều kiện kinh doanh để doanh nghiệp được hoạt động. Quy định như Luật Doanh nghiệp 2005 đã tỏ ra không hợp lý, không có hiệu lực quản lý nhà nước, gây ra khó khăn, tốn kém không cần thiết cho nhà đầu tư khi thành lập mới doanh nghiệp.
Do vậy, Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã bỏ yêu cầu về các điều kiện kinh doanh trong thành phần hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp được phép kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi đáp ứng được các yêu cầu về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thứ hai, Trình tự nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh hoặc nộp hồ sơ qua mạng điện tử. Phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở là nơi tiếp nhận hồ sơ của doanh nghiệp. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo hợp lệ và trả kết quả cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ sẽ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung theo quy định. Quá thời hạn trên nếu phòng đăng ký kinh doanh không có thông báo tới người nộp hồ sơ thì người nộp hồ sơ có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Thứ 3, Thủ tục sau thành lập doanh nghiệp
Sau khi có đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành khắc dấu công ty và công bố mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp
Doanh nghiệp tiến hành khai thuế môn bài, cài chữ ký số để nộp thuế môn bài; đặt in hoặc đặt mua hóa đơn và chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết để đi vào hoạt động.
Nếu có thắc mắc khách hàng vui lòng liên hệ công ty tư vấn BLue để được hỗ trợ. Trân trọng./.