Điều 66 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.”
Hộ kinh doanh cá thể có thể do một cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ .
Đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân duy nhất làm chủ sở hữu thì cá nhân này đồng thời là người quyết định mọi vấn đề liên quan đến hộ kinh doanh cá thể như là: quyết định việc đăng ký kinh doanh, thực hiện hoạt động kinh doanh hoặc chấm dứt tồn tại của hộ kinh doanh. Đương nhiên, chủ hộ kinh doanh là người duy nhất chịu mọi nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, kể cả mọi lợi nhuận cũng như rủi ro của hộ kinh doanh cá thể.
Đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một hộ gia đình làm chủ sở hữu thì hộ gia đình này phải cử ra một đại diện. Người đại diện này sẽ thay mặt hộ thực hiện quyền, nghĩa vụ của hộ. Tuy nhiên, người đại diện không chịu trách nhiệm thay cho những thành viên khác trong gia đình. Lợi nhuận cũng như rủi ro sẽ chia cho các thành viên trong hộ gia đình theo thỏa thuận của tất cả các thành viên.
Các đặc điểm của hộ kinh doanh cá thể
- Số lượng thành viên trong hộ kinh doanh cá thể không được quá 10 người. Nếu hộ kinh doanh cá thể có trên 10 thành viên thì chủ hộ phải đăng ký để thành lập doanh nghiệp.
- Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân, tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động của mình; hộ kinh doanh cá thể không được quyền phát hành chứng khoán. Có thể xem đây là loại hình kinh tế đơn giản.
- Được gọi hộ kinh doanh cá thể nhưng lại do một cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ. Vốn kinh doanh ban đầu của hộ kinh doanh cá thể cũng là vốn của một cá nhân hoặc vốn của hộ gia đình.
Trình tự, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể
Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
- Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ hộ kinh doanh;
- Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh
Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
- Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp;
- Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
- Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
Cần lưu ý những ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề thì phải có chứng chỉ hành nghề trước khi tiến hành đăng ký địa điểm kinh doanh.
Danh mục ngành nghề cần có chứng chỉ hành nghề:
- Kinh doanh dịch vụ pháp lý;
- Kinh doanh dịch vụ khám, chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm;
- Kinh doanh dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y;
- Kinh doanh thiết kế quy hoạch xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng;
- Kinh doanh dịch vụ kiểm toán;
- Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán;
- Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, mua bán thuốc bảo vệ thực vật;
- Kinh doanh dịch vụ xông hơi khử trùng;
- Thiết kế phương tiện vận tải;
- Mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
- Kinh doanh dịch vụ kế toán;
Nếu khách hàng có thắc mắc về việc thành lập địa điểm kinh doanh tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ vui lòng liên hệ công ty Tư vấn Blue để được tư vấn. Trân trọng./.